Một chiến lược giao dịch ngoại hối đòi hỏi nhà giao dịch phải kết hợp nhiều yếu tố lại với nhau để xây dựng một hệ thống chiến lược giao dịch phù hợp với mình. Trên thực tế, có vô số chiến lược được hình thành từ nhiều nhà giao dịch có kinh nghiệm tạo ra. Tuy nhiên, mỗi người đều có những mục tiêu , hoàn cảnh và tiềm năng riêng biệt, điều này phải được cân nhắc khi lựa chọn chiến lược phù hợp.
Có 3 tiêu chí khác nhau mà nhà giao dịch cần cất nhắc để tìm ra các chiến lược khác nhau mức độ với khả năng của mình:
- Tần suất giao dịch trong chiến lược
- Nên chọn khung thời gian giao dịch thích hợp
- Mục tiêu chốt lời và cắt lỗ
Nội dung chính
Chiến lược Price Action (PA)
Phương pháp giao dịch này có tên gọi “Hành động giá” cho biết một hành vi của giá chuyển động trong một khoảng thời gian nhất định. Price Action có thể được dùng như một chiến thuật giao dịch độc lập hoặc kết hợp với một chỉ báo (indicator) hoặc một sự kiện kinh tế.
Giao dịch hành động giá có thể được áp dụng với chiến thuật khác nhau về khác nhau về mặt thời gian như dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
Nên chọn khung thời gian giao dịch nào ?
Nên phối hợp sử dụng nhiều khung thời gian (Timeframe) để phân tích trước khi quyết định giao dịch. Bởi vì, nhiều khung thời gian giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan hơn.
Thời điểm Chốt lời và Cắt lỗ
- Thường các nhà giao dịch sẽ chốt lời và cắt lỗ tại các mức hỗ trợ và kháng cự (support line và resistantce line) hoặc xung quanh chúng.
- Mở lệnh hoặc thoát lệnh cũng được xem xét tại các đường trung bình giá như MA (Moving Averages) và EMA (Exponential Moving Average)
- Mở lệnh và đóng lệnh cũng được cất nhắc tại đường xu hướng (trend line) hoặc kênh xu hướng (trend channel).
- Vố số các cách khác nhau.
Chiến lược giao dịch không xu hướng (Sideway)
Trong chiến thuật này, các nhà giao dịch sẽ xác định các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự quan trọng, dựa theo đó các nhà giao dịch sẽ đặt các giao dịch xung quanh các ngưỡng quan trọng này. Chiến thuật này hoạt động rất tốt trên thị trường biến động ít hoặc không có xu hướng rõ ràng (sideway).
Nên chọn khung thời gian giao dịch nào ?
Cái quan trọng là nhà giao dịch phải tìm ra được các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ quan trọng. Những ngưỡng giá này bạn nên chọn tại các khung thời gian càng cao càng tốt. Bởi vì, các ngưỡng này sẽ quan trọng hơn rất nhiều.
Thời điểm Chốt lời và Cắt lỗ
Hiện nay có một cố công cụ có sẵn trên các phần mềm hay nền tảng giao dịch giúp bạn tìm ra điểm chốt lời/ cắt lỗ, đó là:
- RSI -Relative Strength Index với các ngưỡng quá mua 70% và quá bán 30%
- Stochastic với các ngưỡng quá mua 80% và quá bán 20% hoặc chỉ số CCI.
Chiến lược giao dịch theo xu hướng (Follow trend)
Còn được gọi là giao dịch theo xu hướng, một chiến lược ngoại hối đơn giản được nhiều nhà giao dịch ở mọi cấp độ kinh nghiệm. Thường các nhà giao dịch theo chiến thuật này sẽ quan tâm đến khối lượng giao dịch.
Nên chọn khung thời gian giao dịch nào ?
Chỉ nên chọn các khung thời gian H4, D1, W1 trở lên. Nhà giao dịch cần tuân thủ nguyên tắc đã đề ra mục tiêu chốt lời trong trung hạn hoặc dài hạn. Tránh quan sát khung thời gian nhỏ dễ bị chi phối tâm lý.
Thời điểm Chốt lời và Cắt lỗ
- Sử dụng công cụ RSI hay Stochastic với ngưỡng 50%.
- Công cụ CCI khi giá vượt ngưỡng và Bollinger Band khi giá breakout để biết tình hình thị trường đang xác nhận xu hướng. Ngược lại, nếu công cụ cho thấy tín hiệu đã đổi chiều thì cân nhắc đóng lệnh.
Chiến lược đầu tư dài hạn – Position Trading
Giao dịch ở một vị thế mà bạn cho là đúng thời cơ đẹp để đầu tư hoặc đầu cơ nếu là chứng khoán và giữ lệnh giao dịch đó trong dài hạn. Chiến lược này đòi hỏi nhà giao dịch chủ yếu tập trung và phân tích cơ bản (Fundamental Analysis). Một số nhà đầu tư bên Cổ phiếu, họ có thể Lý thuyết sóng Elliot. Chính vì, phân tích cơ bản là trọng tâm trong chiến lược này nên các biến động của giá trên khoảng thời gian nhỏ sẽ không được xem xét. Chiến lược này có thể được áp dụng trên tất cả các thị trường ngoại hối và các sản phẩm giao dịch khác, đặc biệt sẽ tốt nhất trên thi trường chứng khoán.
Nên chọn khung thời gian giao dịch nào ?
Như đã đề cập ở trên, các vị thế giao dịch có mục tiêu lợi nhuận về dài hạn nên khung thời gian được cân nhắc từ Daily trở lên. Chính vì thế, đòi hỏi nhà giao dịch phải kiên trì hơn và hiểu được các yếu tố kinh tế nào sẽ ảnh hưởng lên thị trường sản phẩm giao dịch đó.
Thời điểm Chốt lời và Cắt lỗ
Thoát lệnh cho đến khi nào bạn cảm thấy các sự kiên liên quan đến thị trường sẽ làm thay đổi cuộc diện, tức thị trường có khả năng đảo chiều.
Ngoài ra, bạn vẫn có thể thoát lệnh dựa trên các yếu tố từ phân tích kĩ thuật để tối ưu lợi nhuận và cắt lỗ.
Chiến lược giao dịch Scalping
Chiến lược này thường sẽ áp dụng trên thị trường Forex và Vàng. Vì khả năng giao động giá trung bình trong ngày hơn 100 pips và chênh lệch thì lại thấp. Chiến thuật này thu lợi nhuận với khối lượng giao dịch rất nhiều, bằng các vị trí đóng và vị trí mở lệnh có thể là liên tục.
Nên chọn khung thời gian giao dịch nào ?
Phương pháp giao dịch Scalping không nhất thiết phải quan tâm đến các sự kiện kinh tế được công bố. Quan trọng là biên độ của giá trong khoảng thời gian nhỏ. Như vậy, khung thời gian từ 1 phút – 30 phút (M1 – M30) sẽ là lựa chọn được ưu tiên.
Thời điểm Chốt lời và Cắt lỗ
Các công cụ như: đường trung bình giá MA và EMA, Bollinger Band, RSI, MACD và kể cả Price Action. Các điểm chốt lời/ cắt lỗ sẽ áp dụng tương ứng với lý thuyết căn bản của công cụ đó.
Chẳng hạn: Nếu chọn chỉ báo Bollinger Band (20), thì đóng hoặc mở lệnh tại 2 dải band trên và dưới (Upper Band và Lower Band).
Chiến lược Swing Trading
Là một chiến lược đầu cơ giá trong ngắn hạn hoặc trung hạn. Nhà giao dịch sẽ quan tâm đến các mô hình giá hoặc các “đỉnh” hoặc “đáy” mà giá đã thiết lập trước đó.
Nên chọn khung thời gian giao dịch nào ?
Các lênh giao dịch Swing được giữ trong trung hạn. Vì thế, các khung thời gian sẽ được chọn lựa từ H4 và D1.
Thời điểm Chốt lời và Cắt lỗ
- Các kênh xu hướng (Channel) và đường xu hướng (Trend line) sẽ là lựa chọn tối ưu.
- Các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự được thiết lập trong trung hạn.
- Các đường trung bình giá MA và EMA từ 20 ngày trở lên.