FED là gì ? nhà đầu tư tài chính cần biết gì về FED

Cho dù bạn có phải là một trader hay chỉ là một người đọc tin tức kinh tế mỗi ngày không trade thì hẳn bạn cũng đã từng nghe về Fed, một tổ chức “nào đó” và có ảnh hưởng vô cùng lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt nó ảnh hưởng đến công việc giao dịch của một nhà đầu tư, vậy cụ thể “Fed là gì?” thì có lẽ nhiều trader chuyên nghiệp cũng có thể chưa hiểu rõ về nó lắm!

Fed là gì? Vai trò và nhiệm vụ của Fed như thế nào? Những chính sách của Fed tác động đến nền kinh tế ra sao? và cùng itigtrader.com tìm hiểu về những thông tin trên

Fed là gì?

FED là gì

Tổng quan về Fed

Vào năm 1791, Người đại diện của gia tộc Rothschild, ông Alexander Hamilton đã trình lên Quốc hội đề xuất thành lập First Bank of the United States (BUS1) với mục đích giải quyết những vấn đề về tiền tệ. Tổng thống Washington đã ký BUS 1 thông qua và đi vào hoạt động từ năm 1791 – 1812.

Vào năm 1812, khi cuộc chiến tranh xảy ra giữa Hoa Kỳ và Anh, Hoa Kỳ đã gặp rất nhiều khó khăn và các ngân hàng Hoa Kỳ gần như mất khả năng thanh toán do tình trạng nợ và chi phí hoạt động quân sự.

Trong tình huống đó, Hoa Kỳ một lần nữa thành lập Ngân hàng trung ương – Second Bank of the United States (BUS2) sau khi tổng thống Madison đặt bút ký thông qua với thời gian hiệu lực là 20 năm 1816 – 1836.

Cuối cùng, cuộc khủng hoảng của hệ thống ngân hàng năm 1907, Quốc hội Mỹ đã nhận thấy những yếu kém của hệ thống tài chính và đặt ra mục tiêu cải cách hệ thống ngân hàng và thiết lập một cơ chế giám sát ngân hàng có hiệu quả hơn.

Sau nhiều cuộc họp thảo luận vô cùng kỹ lưỡng, Vào ngày 23/12/1913, sau rất nhiều cuộc hội thảo kỹ lưỡng Tổng thống Wilson đã ký quyết định thông qua “Đạo luật Dự trữ liên bang”, chính thức thành lập Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System – FED) hay còn gọi là Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.

Vai trò của Fed là gì?

Hiện nay, Fed được xem là tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới. Sự xuất hiện của Fed mang đến cho Mỹ một hệ thống tiền tệ và tài chính an toàn, linh hoạt và ổn định. Giúp cho nền kinh tế và những chính sách đối phó với các cuộc khủng hoảng tài chính mà trong quá khứ họ đã từng phải gánh chịu.

Quốc hội Hoa Kỳ đề ra 3 mục tiêu chính cho chính sách tiền tệ trong Đạo luật dự trữ Liên bang, gồm: Tăng tối đa việc làm, giữ giá cả ổn định và điều chỉnh lãi suất.

Cũng thế, FED đứng ra cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia.

Cơ cấu tổ chức của Cục dự trữ liên bang FED

Hệ thống Dự trữ Liên bang có cấu trúc gồm 2 phần: một cơ quan trung ương được gọi là Hội đồng Thống đốc đặt tại Washington, DC và một mạng lưới phi tập trung gồm 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang ở khắp Hoa Kỳ.

Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên được đề cử bởi Tổng thống, và do Thượng viện thông qua, họ cũng chính là những người sẽ đưa ra các quyết định quan trọng về chính sách tiền tệ
Ủy ban thị trường mở FOMC gồm 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc cùng 5 chủ tịch ngân hàng chi nhánh, với nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường mở.

Một trong những chức năng dễ thấy nhất của Fed được thể hiện tại các cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), nơi tập hợp các thành viên của Hội đồng Thống đốc và Chủ tịch các Ngân hàng Dự trữ để thiết lập chính sách tiền tệ.

12 chi nhánh ngân hàng dự trữ liên bang FED

12 chi nhánh ngân hàng dự trữ liên bang FED gồm Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlantam, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas, San Francisco.

Bản chất của Fed là gì?

Bản chất của Fed là một Ngân hàng trung ương độc lập và họ có toàn quyền đưa ra các chính sách tiền tệ và thi hành các chính sách đó mà không phải chịu bất kỳ sự quản lý của chính phủ Hoa Kỳ.

Tính độc lập của Fed ra sao ?

Chúng ta biết rằng, trên thế giới tồn tại 3 mô hình Ngân hàng trung ương:

  • NHTW độc lập với chính phủ
  • NHTW là một tổ chức thuộc chính phủ
  • NHTW là một cơ quan thuộc bộ tài chính.

Tính độc lập của NHTW nhằm ngằn cản sự thiệp sâu của chính trị đến quá trình quản lý và thực thi các chính sách tiền tệ nhằm cải thiện hiệu quả tốt nhất.

Mức độ độc lập của NHTW được thể hiện thông qua quyền hạn như sau: Chính sách tiền tệ, quyền quyết định và thực thi các chính sách tiền tệ quốc gia.

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tính độc lập của các NHTW được chia thành 4 cấp độ:
Cấp độ 1: Độc lập tự chủ trong quyền thiết lập mục tiêu hoạt động.
Cấp độ 2: Độc lập tự chủ trong quyền thiết lập ra chỉ tiêu vận hành.
Cấp độ 3: Độc lập tự chủ trong lựa chọn công cụ điều hành.
Cấp độ 4: Độc lập tự chủ hạn chế.

Fed chính là Ngân hàng trung ương có cấp độ độc lập cao nhất – cấp độ 1: Độc lập tự chủ trong quyền thiết lập mục tiêu hoạt động.

Tóm lại về cục dự trữ liên bang FED

Hệ thống Dự trữ Liên bang là ngân hàng trung ương của Mỹ. Nó thực hiện năm chức năng chung để thúc đẩy hoạt động hiệu quả của nền kinh tế Hoa Kỳ và nói chung là lợi ích người dân.

  • Thực hiện chính sách tiền tệ của quốc gia để thúc đẩy việc làm tối đa, giá cả ổn định và lãi suất dài hạn vừa phải trong nền kinh tế Hoa Kỳ;
  • Thúc đẩy sự ổn định của hệ thống tài chính và tìm cách giảm thiểu và ngăn chặn rủi ro hệ thống thông qua giám sát tích cực ở Hoa Kỳ và nước ngoài.
  • Thúc đẩy sự an toàn và lành mạnh của các tổ chức tài chính riêng lẻ và giám sát tác động của chúng đối với hệ thống tài chính nói chung.
  • Tăng cường sự an toàn và hiệu quả của hệ thống thanh toán và giải quyết thông qua các dịch vụ cho ngành ngân hàng và chính phủ Hoa Kỳ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch và thanh toán bằng Đô la mỹ (USD).
  • Tạo ra sự bảo vệ người tiêu dùng và phát triển cộng đồng thông qua giám sát và kiểm tra tập trung vào người tiêu dùng, nghiên cứu và phân tích các vấn đề và xu hướng tiêu dùng mới nổi, các hoạt động phát triển kinh tế cộng đồng và việc quản lý các luật và quy định về người tiêu dùng.
(SAO CHÉP NỘI DUNG VUI LÒNG ĐỂ LẠI NGUỒN ITIGTRADER)

About leon

Hiện đang làm thuê cho ITIGTrader. Sở thích âm nhạc, ngắm cảnh đẹp, êm đềm và yên tĩnh. Phương châm sống: Còn lâu, tôi mới thương người đi nói xấu tôi. "Nhưng, Thiên Chúa thì không phải như vậy".

Vẫn đang kiểm tra

Đánh giá sàn Errante

Đánh giá sàn Errante- Chi tiết nhất năm 2024

Sàn Errante là một sàn giao dịch đang trên đà phát triển, được cấp phép …

Một bình luận

  1. Rất ít NĐT hiểu được vì sao FED tăng lãi suất thì ck tăng, mà FED giảm ls ck giảm. Bởi vì họ học vẹt. Nhìn DJ và VNI sẽ thấy ngay kết quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phí Swap trên Vàng = 0ĐĂNG KÍ
+ +